Huấn luyện Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa

Nhân viên Cảnh sát Quốc gia tình nguyện tham gia Cảnh sát Dã chiến, ngoài việc được hướng dẫn cơ bản về nghiệp vụ cảnh sát, còn được đào tạo nâng cao về bán quân sự. Sĩ quan tập sự vừa tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Quốc gia hoặc Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt phải trải qua một khóa hướng dẫn toàn diện về chiến thuật tác chiến tại Trường Bộ binh Thủ Ðức, trong khi nhân viên cảnh sát sắc phục đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản tại Rạch Dừa cũng tham dự một chương trình tương tự tại Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu của QLVNCH và Trường Hạ sĩ quan cùng đặt tại Đà Lạt. Trong giai đoạn này, tất cả các khóa huấn luyện chiến đấu đều được thực hiện ở cấp tiểu đội và trung đội, giúp các tân binh có được khả năng cơ động chiến thuật tốt trên thực địa.

Sau đó, Cảnh sát Dã chiến tương lai – bao gồm cả sĩ quan và hạ sĩ quan – đã trải qua thêm 8 tuần huấn luyện về kỹ năng bán quân sự Cảnh sát Dã chiến tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quốc gia Mã Lai ÁPhi Luật Tân. Hướng dẫn bao gồm các chủ đề như kỹ thuật bảo vệ tầm gần, chiến đấu và tuần tra trong khu vực đô thị, chống phục kích, kiểm soát đám đông, sơ tán, sơ cứu, tín hiệu tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, thu thập thông tin tình báo, hoạt động thu thập thông tin tình báo, chiến thuật chiến đấu trong rừng núi, thực thi pháp luật, sống ngoài rừng rậm, liên lạc vô tuyến, chiến thuật chiến đấu đột kích và trinh sát, kỹ thuật kiểm soát bạo động, chiến thuật theo dõi và sử dụng bản đồ cùng la bàn. Để nâng cấp khả năng của mình, các tiểu đội và trung đội được định kỳ đưa trở lại các trung tâm huấn luyện này để tham gia khóa huấn luyện bồi dưỡng đơn vị trong sáu tuần, nhưng đối với hầu hết đại đội và tiểu đoàn Cảnh sát Dã chiến đóng tại các tỉnh thành, khóa bồi dưỡng của họ thực sự diễn ra tại những trung tâm huấn luyện khu vực. Huấn luyện quân sự "tại chỗ" bổ sung được Đội Huấn luyện Cơ động Mỹ cung cấp cho các đơn vị Cảnh sát Dã chiến trên chiến trường[11] hoặc do các cố vấn Úc từ Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam (AATTV) phụ trách.[12]

Học viên sĩ quan được tuyển chọn còn sang tham dự các khóa học nâng cao về giảng dạy chuyên ngành cảnh sát ở Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt Cảnh sát Dã chiến thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (tiếng Mã Lai: Sekolah Latihan Pasukan Polis Hutan; SLPPH) tại Kentonmen, Ulu Kinta, Perak, Malaysia; sau khi tốt nghiệp, một số sĩ quan Cảnh sát Quốc gia mới này khi trở về nước đều được bổ nhiệm làm giảng viên Cảnh sát Dã chiến tại các trung tâm huấn luyện cảnh sát để truyền thụ kỹ năng cho tân binh Cảnh sát Dã chiến.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa https://www.americanrifleman.org/articles/2016/4/2... http://www.polinsignia.com/vietnam.htm http://www.counterinsurgency.org/1971%20Thompson%2... https://www.worldcat.org/search?fq=x0:jrnl&q=n2:07... http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.ph... http://www.amazon.com/dp/B001VO7QSI http://www.psywarrior.com/SVNNationalPolice.html http://www.globalsecurity.org/military/world/vietn... http://canhsatquocgia.org/